Logo chính thức của Bún Đậu Làng Vòng
Menu

Cách làm Bún Chả Hà Nội ngon chuẩn vị cực dễ tại nhà

Bún chả HN thumbnails

Là một món ăn đã để lại nhiều hồi ức khó quên trong lòng biết bao con người Hà thành, bún chả Hà Nội thực sự đã “khắc ghi” một dấu ấn khó phai vào những giá trị văn hoá đặc trưng và có giá trị lịch sự cao của vùng đất văn vật nghìn năm này. Hôm nay, bài viết sẽ giới thiệu một cách thật đầy đủ và cụ thể về các công đoạn làm món bún chả đậm đà ngon chuẩn vị Hà Nội siêu dễ cho bạn đọc trổ tài làm bếp tại gia nhé!

1. Giới thiệu sơ lược về món bún chả Hà Nội

Món ăn trứ danh này đã không chỉ là một nét đẹp mà còn là niềm tự hào về ẩm thực của người dân Hà Thành. Nước dùng có vị thanh của quả sấu dầm và một số gia vị cơ bản, hoà quyện cùng các loại rau thơm, bún, chả viên và thịt ba chỉ nướng (có thể nướng bằng thanh tre hoặc dùng vỉ nướng inox trên than hồng) có phần mỡ cháy sém. Đây đồng thời cũng là một món ăn hàng giản dị, bình dân và đã đi vào thơ cả, phim ảnh tiêu biểu như tác phẩm “Thương nhớ mười hai” của Vũ Bằng hay “Hà Nội băm sáu phố phường” của nhà văn Thạch Lam một cách thật sống động và thân thương biết bao. Có thể nói, món bún chả như một “chứng nhân” đã trải qua biết bao thăng trầm cùng với mảnh đất thủ đô và “kể lại” câu chuyện ấy thông qua hương vị hấp dẫn đến ngất ngây của mình.

Nào, hãy cùng đến với phần mô tả chi tiết về các công đoạn chuẩn bị và thực hiện món ăn thôi!


2. Cách làm món bún chả Hà Nội ngon chuẩn vị Bắc cực dễ tại nhà

  • Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu cần thiết và tiến hành sơ chế

Tất cả nguyên liệu cần thiết đều có thể được tìm mua tại chợ dân sinh, siêu thị hay các chuỗi cửa hàng bán lẻ. Gồm có như sau:

  • 1,5kg bún tươi
  • 300g thịt băm
  • 300g thịt ba chỉ (ba rọi hoặc nạc vai)
  • 30g mỡ phần xay nhuyễn
  • Muối hạt (có thể thay thế bằng muối iot)
  • Gia vị ướp: Dầu hào, dầu ăn, tiêu xay, nước mắm, nước màu, mật ong, bột ngọt, ớt bột Hàn Quốc, bột húng lìu (nếu có)
  • 2 củ tỏi
  • 4 củ hành khô

Bên cạnh đó, bạn cũng cần chuẩn bị một số nguyên liệu khác để làm phần nước dùng (chấm):

  • 1 góc vừa củ su hào
  • 1 góc tư củ cải trắng
  • Nửa củ cà rốt
  • 1 củ tỏi
  • 3 – 4 trái ớt hiểm
  • Nước mắm, đường, dấm, nước lọc, tiêu xay
  • 1 – 2 nhánh ngò rí

Và giờ… Hãy cùng xắn tay áo lên và sơ chế các nguyên liệu trên thôi nào!

  • Bước 2: Ướp phần thịt nướng của món bún chả

Những miếng thịt đã được pha lóc, thái nhỏ nửa nạc, nửa mỡ sẽ là lý tưởng để sử dụng làm bún chả đậm vị Hà Nội. Đầu tiên, bạn cho thịt băm vào tô lớn cùng với mỡ phần xay nhuyễn, ướp với 1 muỗng canh dầu ăn, 1 muỗng canh nước màu, 1/3 muỗng canh bột ngọt, 1 muỗng canh dầu hào, nửa muỗng canh mật ong, nửa muỗng canh tiêu xay, nửa muỗng canh nước mắm và 1/3 muỗng cà phê bột quế. Thái nhỏ và rồi băm nhuyễn 2 củ hành khô, 4 – 5 tép tỏi, 1 vài cọng sả đập dập, thái nhỏ cho vào trộn đều và để thịt thấm gia vị ít nhất khoảng 30 phút.

Bạn cũng có thể cho thêm vào một ít dầu ăn rồi trộn đều để chả tơi, không bị quá khô.

Thịt ba chỉ rửa sơ qua với nước muối hoà tan, rửa sạch, để ráo rồi thái miếng to bản có độ dày tầm 0,7 – 0,8cm.

Sau đó ướp thịt cùng với 1 muỗng canh nước màu, 1 muỗng canh dầu ăn, nửa muỗng canh mật ong, 1 muỗng canh nước mắm, nửa muỗng canh bột ngọt, nửa muỗng canh tiêu xay, nửa muỗng canh ớt bột, 1/3 muỗng canh nước tương và 1 muỗng cà phê nhỏ bột quế. Băm nhỏ hành, tỏi và sả cho vào ướp cùng với thịt. Thoa đều và để thịt thấm gia vị khoảng 30 phút – 1 tiếng, tương tự như phần chả băm.

  • Bước 3: Làm nước chấm cho bún chả

Cà rốt, su hào, củ cải nạo vỏ, rửa sạch rồi thái thành miếng hình vuông hoặc hình chữ nhật nhỏ, có thể tỉa hoa cho đẹp mắt. Sau đó đem ngâm trong chén nước muối loãng tầm 10 phút để khử nhựa và vị hăng. Tiếp đến vớt ra, xả lại nước, cho vào chén, ướp cùng với nửa muỗng canh đường tinh luyện trong 5 – 6 phút để các nguyên liệu này được giòn và có vị dịu hơn. Cuối cùng đem xả lại nước, để ráo.

Tỏi, ớt băm nhỏ, để riêng ra 1 chén. Và để giảm vị nồng của tỏi, ớt, bạn có thể ngâm tỏi cùng với 1 thìa canh dấm. Đến khi gần sử dụng, chắt lấy phần tỏi ra là được.

Cho khoảng 2 – 3 chén nước vào nồi, đun sôi lên, sau đó cho 2 muỗng canh đường, khuấy đều để đường tan, tiếp đến cho thêm 2 muỗng nước mắm đầy, 2 muỗng dấm trắng. Khi hỗn hợp nước mắm này sôi trở lại, bạn nấu thêm khoảng 30 giây thì tắt bếp, cho thêm ít tiêu xay vào.

Múc nước mắm ra chén, sau đó cho thêm cà rốt, su hào, củ cải và băm nhỏ 1 ít mùi ta vào. Lúc ăn, tùy vào sở thích và khẩu vị mà người ăn có thể cho thêm một số gia vị để nêm nếm lại cho vừa ăn.

  • Bước 4: Nướng chả + phần thịt ba rọi

Về mặt nguyên bản, phần thịt và chả thường được nướng trên vỉ nẹp tre hoặc vỉ inox trên than hồng để có được mùi hương mỡ cháy thơm phức đặc trưng. Thế nhưng, nếu như bạn sống trong các căn hộ tập thể hay có không gian kín, bít bùng như chung cư, nhà trọ khép kín thì chuyển sang sử dụng các nồi chiên không dầu sẽ là một ý rất hay nhưng lại mang đến thành phẩm như ý, ngon không hề kém cạnh. Lót 1 tấm giấy hút dầu (còn gọi là giấy nến) bên dưới lòng nồi rồi xếp từng lát chả và thịt ba rọi vào, phết thêm ít dầu ăn bên trên để không quá khô.

Chỉnh nhiệt độ 180 độ trong vòng 7 – 8 phút, sau đó, lật miếng thịt lại, tiếp tục nướng thêm 7 phút ở nhiệt độ 180 độ là được. Tuy nhiên, bạn cần căn cứ vào từng loại nồi chiên không dầu mà bạn có thể điều chỉnh nhiệt độ và thời gian nướng thịt phù hợp, trung bình là nướng 8-10 phút ở nhiệt độ 170 – 180 độ. Nướng một mặt với 160 độ trong khoảng 15 phút và mặt còn lại với 180 độ sẽ mang lại một màu thịt chín đều vàng đẹp, có hương vị hòa quyện của mỡ và thịt giòn tan từ ngay đầu lưỡi.


Sau khi nướng xong thì lấy phần chả băm ra để riêng cho ráo dầu, phần thịt ba rọi dùng kéo để cắt nhỏ vừa ăn.

  • Bước 5: Trình bày thành phẩm và thưởng thức

Bạn có thể dọn ra ăn cùng với rau thơm như húng quế, xà lách, chấm bún với chén nước chấm vừa được bày ra, thêm chút hành phi và ăn ngay khi còn nóng sẽ mang đến một sự kích thích đáng kể về mặt vị giác, tựa như “hơi thở” tự ngàn xưa của ẩm thực Hà thành được gói gọn trong món bún chả nức tiếng trên bàn ăn.

Để thưởng thức món bún chả Hà Nội chuẩn vị Bắc, bún đậu Làng Vòng sẽ là một điểm đến mà bạn phải đến trải nghiệm ngay và luôn vào dịp cuối năm. Với hơn 5 chi nhánh tọa lạc tại những vị trí đắc địa nhất của nội thành Sài Gòn (bao gồm chi nhánh vừa mới khai trương tại Gò Vấp), hệ thống Bún đậu Làng Vòng sẽ là nơi mang đến cho thực khách những tô bún chả ngon tại Tp.HCM. Từ quá trình chế biến cho đến thành phẩm đều được xem là ưu tiên hàng đầu nhằm mang đến những trải nghiệm tuyệt vời nhất cho thực khách. Một món ăn thôi, mà như gói cả làng quê Bắc Bộ vào trong đó, có đủ vị mặn, chua, ngọt dung hòa một cách hoàn hảo, xứng đáng là đặc sản Hà thành được phục vụ tại quán bún chả ngon Tp.HCM mang tên Làng Vòng. Lưu giữ những ấn tượng đẹp của thực khách tại quán thông qua phong vị nguyên bản của ẩm thực chuẩn vị Bắc luôn là niềm tự hào của hệ thống Bún đậu Làng Vòng.

Chia sẻ bài viết

Hóng tin Làng Vòng

Xem thêm tin tức & khuyến mãi